Thi công trần nhựa Chuyên Nghiệp – Giá Rẻ – Chất Lượng tại TPHCM
Ý Thuận Phát là đơn vị chuyên thi công trần nhựa tại Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… Trần nhựa là loại vật liệu được dùng để trang trí nội ngoại thất cho ngôi nhà. Được nhiều người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn sử dụng. Loại trần này còn được xem là phương án tối ưu thay thế cho trần gỗ. Hoặc trần tự nhiên được áp dụng phổ biến trong nhiều công trình, có giá trị thẩm mỹ cao. Vậy bạn đã nắm được nhựa ốp trần là gì? Và quy trình thi công trần nhựa như thế nào chưa?… Ắt hẳn có khá nhiều câu hỏi đang hiện ra trong đầu bạn nếu như bạn đang quan tâm đến các vấn đề này. Hãy cùng Ý Thuận Phát theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
Thi Công Trần Nhựa Đúng Kỹ Thuật – Đảm Bảo Chất Lượng
Trước khi đến với quy trình lắp đặt trần nhựa. Mời các bạn cùng Ý Thuận Phát tìm hiểu sơ qua “Trần nhựa là gì?” nhé.
1/Trần nhựa là gì?
Là một loại vật liệu ốp lát và được thiết kế phù hợp với trần nhà. Sử dụng vật liệu bằng nhựa dạng tấm ốp lát lên trần và lắp ráp kéo dài nhau. Ưu điểm của tấm nhựa ốp này là có tải trọng nhẹ, chống chịu được trong mọi thời tiết khắc nghiệt. Giúp mang lại cảm giác mát mẻ trong không gian sử dụng. Có cấu tạo bền chặt giúp đảm bảo khả năng bám cố định tại vị trí trên cao. Loại ốp này có thể được thiết kế trên bề mặt đơn sắc hay bề mặt giả gỗ. Phục vụ các nhu cầu đa dạng trong thị trường.
2/Quy trình lắp đặt trần nhựa đúng kỹ thuật
Bước 1: Xác định độ cao, kích thước của trần
_ Xác định cao độ của trần bạn sử dụng ống divo hoặc máy laser để xác định. Đánh dấu các vị trí bằng bút mực lên vách hay cột để xác định các vị trí thanh viền tường.
_ Thông thường, ta nên vạch ra số cao độ trần tại mặt dưới tấm trần giúp dễ nhận diện.
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Khâu này còn tùy vào mỗi loại vách mà dùng khoan hay búa đóng đinh. Để giúp cố định thanh viền tường vào với vách hay tường theo một độ cao đã xác định. Tiếp theo, bắt vít hoặc đóng đinh có khoảng cách không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia ô trần
Phân chia ô theo tỷ lệ giúp đảm bảo cân đối độ rộng giữa tấm trần và khung trần thả. Đối với sàn bê tông, dùng khoan bê tông và khoan trực tiếp vào sàn. Được liên kết bằng những tia thép pát 2 lỗ và cắt tia dây bằng chiều dài cho phù hợp với chiều dài trần. Ta gắn tender vào tai dây, tiếp theo gắn lên pát 2 lỗ. Cuối cùng, treo lên sàn bê tông.
Bước 4: Xác định địa điểm treo ty
Khoảng cách các điểm treo ty ở trên thanh chính là ≤ 1200mm. Và khoảng cách từ vách tới móc của thành chính đầu tiên ≤ 610mm. Đối với sàn bê tông, dùng khoan bê tông và khoan trực tiếp vào nó. Đối với mái tôn, ty treo được liên kết trực tiếp vào với xà gỗ hay dùng pát 2 lỗ.
Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính & khung thanh phụ
Thanh chính và thanh phụ: Sẽ liên kết với nhau bằng cách nối đầu ngầm của thanh này cùng với thanh kia. Khoảng cách của 2 thanh chính nhỏ hơn hay bằng 1220mm.
Thanh phụ: Được lắp vào những lỗ mẫu của thanh chính bằng đầu ngầm ở trên 2 thanh. Khoảng cách của 2 thanh phụ nhỏ hơn hay bằng 610mm. Thanh phụ sẽ liên kết vào các lỗ mẫu ở trên thanh bằng đầu ngầm.
Bước 6: Cân chỉnh khung
Sau khi lắp đặt xong, bạn cần điều chỉnh cho khung được ngay ngắn, thẳng hàng. Mặt bằng của khung phẳng nên điều chỉnh bằng tender cho khung trần đúng với cao độ của tường hoặc cột.
Bước 7: Lắp ráp tấm trần lên trên phần khung
Lắp các tấm trang trí hay tấm sợi khoáng lên khung đã được điều chỉnh: Quy cách tấm trần phải theo quy cách khung xương đã được lắp đặt. Và quy cách tấm trần lắp đặt nên cân chỉnh lại sao cho phần mặt bằng trần thật phẳng.
Dịch Vụ Lắp Đặt Trần Nhựa Tại Ý Thuận Phát
_ Thi công trọn gói khâu hoàn thiện trong các tòa nhà cao tầng
_ Xây mới nhà ở dân dụng
_ Nhận sửa chữa nhà trọn gói
_ Thiết kế và lắp đặt điện âm tường
_ Lát gạch, ốp tường đá
_ Sơn mái tôn chống nóng, lát gạch chống nóng
_ Thi công làm trần nhựa, trần thạch cao
_ Chống thấm toàn bộ công trình chuyên nghiệp