Độ sụt bê tông – Cách đo mức độ sụt giảm của bê tông chính xác nhất
Độ sụt bê tông là gì? Trong một công trình xây dựng để có thể xác định được độ cứng. Độ đặc của mẫu bê tông đó xem có chắc chắn hay không. Thông thường người thợ xây sẽ tiến hành đo độ sụt, lún của bê tông trước khi thực hiện thao tác đổ bê tông. Thao tác này đòi hỏi người thợ xây phải có sự tỉ mỉ và độ chính xác cao thì công trình mới được đảm bảo. Bài chia sẻ dưới đây sẽ hướng dẫn cho các bạn cách kiểm tra. Cũng như tìm hiểu xem mức độ sụt lún bao nhiêu là hợp lý.
Mục lục
Độ sụt bê tông là gì?
_ “Độ sụt” đơn giản là một từ ngữ dùng để mô tả độ cứng của hỗn hợp bê tông xem như thế nào. Sẽ dễ hiểu hơn là sử dụng sự diễn tả chung chung như là “tính ẩm ướt” hay “tính lỏng”. Và chiều cao của một hỗn hợp bê tông sau khi đã được đổ vào trong nón. Có độ sụt giảm khác nhau đối với những mẫu khác nhau. Độ sụt giảm được xác định theo TCVN 3105-93 hay là ASTM C143-90A. Ký hiệu là SN.
_ Thiết bị đo là hình nón cụt trong Abrams, gọi là côn Abrams. Mang kích thước 203x102x305 mm, có đáy và miệng hở. Que đầm là hình tròn có đường kính khoảng 16mm dài 600mm.
_ Mục đích chính của thử nghiệm này đó là để giúp đo lường sự đồng nhất của khối bê tông. Một số yếu tố được tính đến khi thực hiện thỏa mãn các yêu cầu nhất định của cường độ bê tông. Và giúp đảm bảo rằng trong một hỗn hợp đồng nhất chất liệu xi măng đang được sử dụng tại quá trình xây dựng. Những thử nghiệm này cũng góp phần xác định thêm khả năng “”dễ dàng thi công”” của bê tông. Nhờ đó có thể cung cấp một quy mô trong cách thức dễ dàng vận chuyển, đầm chặt, cũng như bảo dưỡng bê tông. Các nhà kỹ sư sẽ sử dụng kết quả này để sau đó thực hiện thay đổi cấp phối của bê tông. Bằng cách điều chỉnh sao cho tỷ lệ giữa xi măng-nước hoặc thêm các phụ gia hóa dẻo. Để giúp tăng độ sụt lún của hỗn hợp bê tông.
Cách kiểm tra
Bước 1: Cố định nón sụt
Đầu tiên chúng ta thực hiện đặt chảo trộn lên trên nền nhà và làm ẩm. Giữ thật chắc hình nón sụt giảm tại chỗ thông qua cách sử dụng 2 bàn chân để giữ. Tiếp theo chèn hỗn hợp bê tông này vào một phần ba hình nón. Tiến hành đầm chặt mỗi lớp khoảng 25 lần và phải đảm bảo không để khuấy.
Bước 2: Đổ bê tông vào trong nón và đầm kỹ
_ Tiếp tục đổ thêm hỗn hợp để có thể đánh dấu hai phần ba. Và tiếp tục lặp lại 25 lần nén thêm cho một lần nữa. Đầm thật chặt vừa vào lớp trước của bê tông và chèn hỗn hợp này cho đầy nón sụt. Tiếp tục lặp lại quá trình đầm thêm 25 lần.
_ Nếu hỗn hợp bê tông này không đủ để thực hiện đầm nén. Thì chúng ta đổ thêm hỗn hợp và tiếp tục đầm thật chặt như trước. Sử dụng thiết bị que đầm thép theo một chuyển động quanh cho đến lúc bề mặt phẳng. Để có thể gạt bỏ hỗn hợp khối bê tông thừa ở phần trên trong hình nón sụt.
_ Sau đó từ từ tháo tác tháo bỏ nón sụt bằng cách nâng chúng lên theo chiều dọc. Ở trong thời gian từ (5 giây + / – 2 giây). Sau khi làm xong không được để cho khối bê tông di chuyển.
Bước 3: Tiến hành đo đạc độ sụt
Chờ hỗn hợp bê tông sụt, chúng ta tiến hành đo sự sụt giảm của bê tông theo chiều cao. Chuyển hình nón quay ngược sụt xuống và đặt bên cạnh các mẫu. Tiếp theo đặt que thép nén lên trên nón sụt giảm. Và tiến hành đo khoảng cách từ thanh cho đến tâm di dời ban đầu.